Học thêm toán lớp 6 và những điều phụ huynh nên biết

Vào lớp 6 là các em đã chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn mới lạ. Sự háo hức và niềm vui bước vào cấp học mới là khá lớn. Sự thay đổi về khối lượng kiến thức mới, tâm lý và môi trường mới sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm mới, đi cùng là những khó khăn cần được sự quan tâm, chia sẻ và hướng dẫn kịp thời để giúp các em học sinh không chỉ thành công trong học tập mà còn luôn hạnh phúc trong cuộc sống. 

học thêm toán lớp 6

Chương trình môn Toán lớp 6 tiếp nối và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực toán học phù hợp với mức độ nhận thức của các em học sinh lớp 6, là sự kế thừa và phát huy các phẩm chất, tư duy của Toán tiểu học. Bộ sách là sự kết hợp hài hòa giữa các bộ Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều mang đến góc nhìn rộng hơn với kiến thức khoa học và công nghệ , thế giới nghệ thuật bao la và những giá trị tinh thần tốt đẹp, là toàn bộ tâm huyết của các thầy cô trong ngôi nhà Toán.vn. Bộ sách không chỉ là nơi truyền tải tri thức mà còn gợi mở, truyền cảm hứng để các em học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.

Những khó khăn học sinh lớp 6 thường hay gặp

Khó khăn về mặt kiến thức và cấp độ tư duy: Đối với môn Toán lớp 6, kiến thức không chỉ dừng lại ở những bài toán chỉ việc áp dụng công thức và các phép tính Cộng, Trừ, Nhân, Chia nữa mà thêm  vào đó là những bài toán rèn tư duy logic, tư duy phân tích, tổng hợp ở cấp độ cao hơn . Các em học sinh phải lập luận, áp dụng công thức, chứng minh rồi mới tính toán để ra được kết quả cuối cùng. Ngoài ra, học sinh còn phải áp dụng linh hoạt và kết nối nhiều kiến thức với nhau thì mới có thể giải quyết được một bài toán.

Khó khăn về phương pháp học: Đa số học sinh từ tiểu học lên, chưa có phương pháp học tập chủ động, tự học, bị phụ thuộc vào giáo viên, học tập thiên về ghi nhớ, máy móc, thụ động, ngại suy nghĩ, và ngại sáng tạo vì sợ sai, sợ không giống cách của Thầy cô dạy trên lớp.

Khó khăn do thay đổi môi trường do chuyển cấp: Học sinh vừa trải qua bước ngoặt từ tiểu học sang THCS, có rất nhiều điều mới lạ và còn nhiều bỡ ngỡ: làm quen với môi trường học tập mới, bạn bè mới, thầy cô mới, cách học mới… Nếu như ở Tiểu học, các em đã quen với việc một giáo viên dạy tất cả các môn, thì ở cấp THCS, mỗi giáo viên dạy một môn học. Và ở mỗi môn học thì cách học cũng khác xa so với cấp tiểu học.

Khó khăn về tâm sinh lý: Đây là giai đoạn đầu của lứa tuổi thiếu niên, các em bắt đầu có những sự thay đổi về mặt tâm sinh lý và cấu trúc cơ thể, điều này làm cho nhiều em cảm thấy bối rối, khó kiểm soát cảm xúc và hành vi.

Những mục tiêu học sinh cần đạt được trong khóa học thêm Toán lớp 6

Mục tiêu về kiến thức: Khóa học toán 6 bám sát chương trình, yêu cầu của Bộ giáo dục.

Tham gia khóa học, các em sẽ nắm bắt được đầy đủ hệ thống kiến thức chuẩn hay nâng cao (tùy từng năng lực học sinh), rèn luyện kỹ năng làm bài một cách khoa học nhất.

Phần Số học:

Trong chương trình số học 6, học sinh được làm quen và thực hành với rất nhiều kiến thức số học từ cơ bản đến nâng cao như: Dạng bài tính nhanh với các biểu thức được viết theo một quy luật nào đó, đòi hỏi học sinh phải tự tìm ra quy luật một cách hợp lý nhất; các dạng toán về cấu trúc số; các dấu hiệu chia hết mở rộng như dấu hiệu chia hết cho 4, 25, 11, 8…

Học xong chương trình, học sinh sẽ nắm chắc, hiểu rõ, vận dụng được những nội dung về:

  • Số tự nhiên và tập hợp các Số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các Số tự nhiên, các phép tính với Số tự nhiên, phép tính lũy thừa với Số mũ tự nhiên.
  • Tính chia hết trong tập hợp các Số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung.
  • Số nguyên âm và tập hợp các Số nguyên. Thứ tự trong tập hợp các Số nguyên. các phép tính với Số nguyên. tính chia hết trong tập hợp các Số nguyên
  • Phân Số, tính chất cơ bản của Phân Số, so sánh Phân Số, các phép tính với Phân Số
  • Số thập Phân và các phép tính với Số thập phân. Tỉ Số và Tỉ Số phần trăm
  • Một Số yếu tố thống kê và xác suất

 Phần Hình học:

Hình học 6, trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất của hình học phẳng: điểm, đường thẳng, tia, góc, đường tròn, tam giác,… Các em dần được hình thành những kĩ năng vẽ hình với các dụng cụ thước thẳng, thước đo độ, compa,… Khi biết những thông số cụ thể, yêu cầu độ chính xác cao như: Vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài, vẽ góc khi biết số đo, vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính, vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh,…Thông qua các bài toán chứng tỏ điểm nằm giữa hai điểm, chứng tỏ trung điểm của đoạn thẳng hay chứng tỏ tia nằm giữa hai tia và một tia phân giác của góc, học sinh được phát triển tư duy và bước đầu hình thành khả năng tập suy luận – đây là nền tảng cơ bản để các em dần tiếp cận với việc chứng minh hình học ở lớp 7. Bên cạnh việc rèn luyện năng lực tư duy – tập suy luận, kĩ năng tính toán của các em được củng cố thông qua các bài toán tính toán hình học được lồng ghép trong các nội dung kiến thức. Hai phân môn hình học và số học luôn bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

Học xong Chương trình hình học 6, học sinh nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chính như sau:

  • Các hình phẳng trong thực tiễn: tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
  • Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên: hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng, vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên.
  • Các hình học cơ bản : điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. Góc, các Góc đặc biệt, Số đo góc.

Mục tiêu về kỹ năng

  • Kĩ năng tính toán tốt
  • Kĩ năng trình bày bài logic, mạch lạc
  • Biết vận dụng các tính chất của phép toán để giải quyết bài toán một cách hợp lí, nhanh gọn
  • Giải quyết được 1 số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về các bài toán liên quan đến lãi suất tín dụng, liên quan đến các thành phần hóa chất trong Hóa học…
  • Nhận dạng được các hình học cơ bản, tính đối xứng của chúng
  • Cải thiện kĩ năng tính toán
  • Biết trình bày các vấn đề cơ bản
  • Biết phân tích bài toán và tìm ra hướng giải quyết tối ưu
  • Vẽ được các hình học cơ bản và tính được chu vi, diện tích các hìn

Mục tiêu về phát triển Tư duy:

  • Trình độ giỏi: Phát triển tư duy logic, học sinh có khả năng tự kết nối kiến thức mới
  • Trình độ khá: Dưới sự hướng dẫn của Gv Hs có khả năng kết nối xâu chuỗi các kiến thức, thể hiện tư duy mạch lạc
  • Trình độ khá: HS bước đầu có tư duy làm bài, tư duy đọc hiểu và nhìn nhận, phân tích vấn đề, dưới sự hướng dẫn của Gv có thể tự trình bày lại được bài toán cơ bản

Mục tiêu rèn luyện phẩm chất tốt:

  • Trình độ giỏi: Trên lớp tự giác đọc hiểu và làm bài, chủ động suy nghĩ, tìm tòi. Về nhà tự giác làm bài tập đầy đủ
  • Trình độ khá: Trên lớp có ý thức học tập, dưới sự dẫn dắt gợi mở của cô có ý thức phân tích, suy nghĩ hướng làm, về nhà làm bài tập đầy đủ
  • Trình độ khá – : có sự lắng nghe, bài nào không hiểu trao đổi với Gv hướng dẫn, về nhà có ý thức làm các bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *