Bí quyết làm chủ việc học tập cho các em học sinh

Biểu hiện thói quen học tập thụ động

Nếu bạn nào thường xuyên gặp những vấn đề như:

  • Chưa tập trung học trên lớp (đi muộn, làm việc riêng)
  • Chưa tự giác làm bài tập về nhà hoặc làm cho qua.
  • Còn ngại trao đổi với giáo viên về kiến thức, bài tập.

Giáo viên đặt câu hỏi và đưa ra vấn đề mà còn ngại trả lời.

Nếu có những biểu hiện như trên thì em đang gặp phải sự thiếu chủ động trong học tập.

Chắc hẳn, các em cũng có thể nhận thấy rằng cách học này khiến cho bản thân dần trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của người khác phải không?

Do đó, cách tư duy vấn đề chúng ta cũng trở nên chậm chạp và gặp phải nhiều vấn đề hơn.

Dễ thấy nhất, sự thiếu chủ động trong học tập sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới việc học của học sinh như việc giải quyết các bài toán mới, toán tổng hợp, những vấn đề trong cuộc sống của chính bản thân mình. Trong tương lai, học sinh sẽ khó khăn khi tham gia vào các môi trường cần nhiều đến khả năng tự học và suy nghĩ độc lập, như sẽ bỡ ngỡ khi học ở trường đại học, hay trong môi trường làm việc sau này.

Lợi ích của việc giúp trẻ chủ động trong học tập

Sở dĩ học sinh chúng ta rất cần rèn luyện sự chủ động ngay từ bây giờ, bởi lẽ những người chủ động trong công việc đều mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Đề ra kế hoạch và chủ động thực hiện, hoàn thành công việc trước deadline hay chủ động làm việc trước khi giao phó… tất cả đều tạo nên uy tín cá nhân và được đánh giá rất cao ở mọi lĩnh vực.

Gia sư nên làm gì khi học sinh không làm bài tập về nhà

Vậy nếu các em rèn luyện được sự chủ động trong học tập thì chắc chắn các em sẽ tạo được thói quen chủ động trong bất kì lĩnh vực nào và trong cuộc sống.

Học tập chủ động là như thế nào?

Biểu hiện học sinh chủ động học tập:

  • Tập trung, chăm chú nghe giảng.
  • Tự giác làm bài tập trên lớp và bài tập về nhà. Tự đọc trước tài liệu, tích cực tìm tòi, tìm hiểu các kiến thức mới.
  • Thay vì chỉ đọc- chép, học sinh đặt câu hỏi, phân tích thông tin, phát huy tính độc lập và sáng tạo: Tiếp thu kiến thức mới – liên hệ với kiến thức cũ (kiến thức cũ ở đây có thể là của bài trước, chương trước, thậm chí của cả những năm trước )
  • Học sinh đó có mục tiêu, kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng, khoa học (các em còn có thể tự mình sắp xếp kế hoạch học tập của bản thân, không phải phụ thuộc vào tiến độ của chương trình học trên lớp.)
  • Học sinh chủ động vận dụng kiến thức liên quan và tìm hướng giải quyết vấn đề. Khi giải quyết vấn đề sẽ tìm ra nhiều phương pháp khác nhau, từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất.

Hy vọng rằng qua bài này, các bạn học sinh đã có thể lên kế hoạch cho việc học tập chủ động của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *