Nguyên nhân nào khiến học sinh lớp 6 lười học?

Lớp 6 là giai đoạn chuyển từ cấp bậc Tiểu học lên cấp Trung học cơ sở. Có thể nói, xây dựng cách học Toán lớp 6 ảnh hưởng tới toàn bộ việc học hành của con ở cấp 2. Nhưng nếu cha mẹ không để ý, quan tâm con đúng cách, học sinh lớp 6 sẽ lười học. Hãy cùng Dreamlight đi tìm hiểu những lý do khiến con bạn lười học nhé!

Con không chủ động trong học tập + không có ai điều hướng, nhắc nhở 

Cha mẹ có biết, có sự khác biệt rất lớn trong cách dạy học ở cấp 1 và cấp 2?

Ở cấp 1, kiến thức thường mang tính cơ bản, gần gũi với cuộc sống. Học xong trên lớp, các con không có quá nhiều bài tập về nhà, việc học tập và luyện tập đã được thực hiện phần lớn trên lớp học. Bài tập nếu có cũng sẽ không quá nhiều, chủ yếu ở mức độ đơn giản, đúng với những gì các con đã được dạy qua.

Khi chuyển sang cấp 2, vào lớp 6, chương trình học được phân hóa thành nhiều môn học hơn, lượng kiến thức lớn hơn, chuyên sâu hơn. Vì thế,  ngoài việc học tập ở trên lớp,  Các con  cần phải luyện thêm các bài tập ở nhà để củng cố kiến thức đã học trên lớp.. Hơn nữa, bài tập ở cấp 2 không chỉ yêu cầu mức độ thông hiểu hay áp dụng đơn thuần, nó còn yêu cầu học sinh phải tư duy, tìm tòi mới ra được đáp án.

Nguyên nhân nào khiến học sinh lớp 6 lười học?

Điều đó đòi hỏi con phải chủ động trong việc học hành của bản thân, cụ thể là học Toán chủ động. Cha mẹ cũng rất nên để ý để điều chỉnh thời gian học hành của con trong giai đoạn chuyển cấp này. Nếu không có tính tự giác ấy, cộng thêm việc cha mẹ không dành thời gian nhắc nhở con, chắc chắn con sẽ lười học, lâu dần sẽ mất gốc Toán và không theo kịp chương trình trên lớp.

Xem thêm: Bí quyết làm chủ việc học tập cho các em học sinh

E dè, ngại hỏi bài 

Có nhiều con dù đã có tinh thần học tập nhưng kiến thức còn hạn chế nên chưa tiếp thu bài được ngay. Các con không xử lí được bài tập nên “tạm hoãn” việc học của mình. Nếu việc “tạm hoãn” xảy ra quá lâu, con sẽ không rất khó  tự tổ chức lại việc học tập khoa học, hiệu quả cho mình.
Ba mẹ có biết ở cấp 1, có thể con đã quen với tâm thế ỷ lại vào gia đình, thầy cô giáo. Việc học trên lớp luôn có cô giáo cầm tay chỉ bài. Việc học của con dường như là vì do con phải đến lớp, con chưa tìm được niềm vui trong học tập. Con chưa quen với việc đặt câu hỏi, học với mục đích học cho bản thân. Điều này xảy ra chủ yếu là do cách dạy có thể chưa khơi gợi được niềm thích thú thực sự và chỉ đơn giản là do con còn quá nhỏ.

Nhưng khi lên lớp 6, tâm lí dè dặt, ngại hỏi bài thầy cô, bạn bè sẽ khiến con hổng kiến thức lúc nào không hay. Rồi sau đó, con sẽ ngại “đụng” vào sách vở, lười học, kéo theo thành tích không cao lên được.
Chính vì thế, cha mẹ nên quan tâm, theo dõi quá trình học tập của con có diễn ra trên sự tương tác hai chiều giữa thầy và trò không, xem con có tâm lí e dè, ngại hỏi hay không.

Xao nhãng vì trò chơi điện tử, mạng xã hội

Đây là một trong các lí do rất đáng lưu tâm đối với phụ huynh các con học sinh.

Khi con lớn hơn, con dần biết được cách tiếp cận với mạng xã hội. Mạng xã hội – nơi có rất nhiều thứ thu hút học sinh mới lớn, khiến các con rời xa, bỏ bê việc học hành. Bên cạnh một số mặt tích cực, mạng xã hội cũng có những tác động tiêu cực nếu như các con quá sa đà vào đó. Những thông tin gây sốc không chính xác, những hình ảnh, trào lưu dễ ảnh hưởng tới tinh thần trẻ vị thành viên. Chúng có nhiều tác động lớn hơn với các con nhiều hơn rất nhiều đối với người lớn.

Cũng như vậy, các trò chơi điện tử trở nên rất hấp dẫn với các học sinh cấp 2. Các con có thể không chỉ chơi cho vui mà còn thực sự “hao tâm tổn sức” vì nó. Đặc biệt với các con nam học sinh, việc chơi game diễn ra phổ biến, trở thành một món ăn tinh thần, một thứ kết nối bạn bè. Chúng trở nên tiêu cực nếu các con không kiểm soát được thời gian chơi, gây mất tập trung học tập, thậm chí bỏ bê học hành.

Làm thế nào để cân bằng giữa học và chơi? Việc này rất cần sự đóng góp ý kiến trên cơ sở tôn trọng giữa ba mẹ và học sinh. Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu cách sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí, phân tích lợi hại của việc chơi game thay vì cấm đoán – cách làm thường phản tác dụng hơn là hữu dụng.

Trong ba lí do gây lười học ở học sinh lớp 6 trên, có cả lí do đến từ bản thân học sinh, gia đình và cách giảng dạy của thầy cô. Hiểu được nguyên nhân, chúng ta có thể tìm ra cách khắc phục hay phòng tránh.

DreamLight tự hào đã xây dựng được môi trường học tập luôn có sự HỢP TÁC giữa học sinh – thầy cô – gia đình. Bằng phương pháp DẠY TOÁN CHỦ ĐỘNG, học sinh TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG để không rơi vào trạng thái lơ là, lạc lõng trong học tập, Dream Light tự tin là một địa chỉ học thêm đáng tin cậy của phụ huynh và học sinh. Nếu bạn đang lo lắng khi chưa tìm được một trung tâm học toán uy tín- chất lượng cho con em mình, hãy đến ngay với Dreamlight nhé!

Xem thêm: Lớp học thêm Toán lớp 6 ở Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *